Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Thủ tướng: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay; rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng.

Sáng 15-7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao và những kết quả bước đầu, đáng khích lệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2023, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động của ngành ngân hàng còn những hạn chế, bất cập. Mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay vẫn còn cao. Dư nợ tín dụng tăng thấp, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn khó tiếp cận tín dụng mới. Nợ xấu tiếp tục được xử lý nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiến độ xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém còn chậm. Công tác nắm bắt, dự báo tình hình chưa sát; việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân, DN có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời…

Theo Thủ tướng, thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng nặng nề trên nhiều lĩnh vực. Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; sức ép đối với công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn rất lớn.

Tại phiên họp tháng 6-2023 vừa qua, Chính phủ đã thống nhất quan điểm chỉ đạo điều hành: Ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm đời sống nhân dân, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng).

Trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hòa, hợp lý giữa: (1) Lãi suất và tỉ giá; (2) Tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; (3) Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; (4) Theo dõi sát và nắm chắc tình hình bên trong và bên ngoài.

Về định hướng chính sách, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát.

Việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" (trước tháng 10-2022) sang "chắc chắn" (từ tháng 10-2022) và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" (từ tháng 6-2023) là cần thiết và phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Thủ tướng cũng lưu ý, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn cần có trọng tâm, trọng điểm và có kiểm soát.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, cơ bản đồng ý báo cáo của NHNN, ý kiến của các đại biểu về các nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm.

Một là, về công tác chỉ đạo điều hành và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng. Thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Lưu ý phải nắm chắc tình hình để lựa chọn ưu tiên phù hợp, sử dụng đồng bộ, linh hoạt 4 công cụ có thể sử dụng gồm dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường liên ngân hàng, thị trường mở.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thế chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ, ngân hàng; trong đó hoàn thiện dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2023); nghiên cứu, rà soát việc sửa đổi Luật NHNN, Luật Bảo hiểm tiền gửi; hoàn thiện pháp luật về an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng điện tử. Trong đó, Luật phải sát thực tiễn, có tính dự báo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo môi trường phát triển thuận lợi. Chú trọng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính. Nhanh chóng ban hành các nghị định, thông tư đối với những vấn đề Thông tư 02 chưa quy định cho trái phiếu DN.

Hai là, về hoạt động tín dụng, Thủ tướng yêu cầu NHNN tập trung điều hành tăng trưởng dư nợ tín dụng với cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế; hướng nguồn vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay. Xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chỉ đạo rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, DN, nhất là DN nhỏ và vừa. Đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất và 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội.

Đối với các TCTD, cần triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí, cắt giảm các loại phí để giảm lãi suất cho vay; rà soát, điều chỉnh điều kiện, tiêu chí cho vay, cắt giảm, đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho DN, người dân. Tăng cường chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, bảo đảm lành mạnh, bình đẳng, cơ chế thông thoáng. Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ cho DN vượt qua khó khăn.

Ba là, về tỉ giá, tiếp tục điều hành tỉ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình trong nước, quốc tế, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; can thiệp linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ.

Bốn là, về cơ cấu lại các TCTD, xử lý nợ xấu, tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 689 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội. Đồng thời, tập trung, khẩn trương xử lý, cơ cấu lại các NHTM yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống. Khẩn trương cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tiếp tục xử lý nợ, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Năm là, về công tác thanh tra, giám sát, tập trung đổi mới toàn diện bộ máy tổ chức, công tác cán bộ, cơ chế, quy chế hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo phải thực sự chủ động, sớm phát hiện và đề xuất xử lý những vấn đề tồn tại, sai phạm quan công tác giám sát.

Sáu là, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động ngân hàng, tiếp tục dẫn đầu trong chuyển đổi số, phát triển hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, số hóa, công khai, minh bạch quy trình, thủ tục cho vay. Đồng thời, phải tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.

Bảy là, tham gia phát triển thị trường trái phiếu DN lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong bối cảnh quy mô thị trường trái phiếu DN của Việt Nam còn khiêm tốn với mức dư nợ khoảng 15% GDP, thấp hơn các nước Đông Nam Á, trong khi theo chiến lược tài chính quốc gia thì quy mô thị trường trái phiếu DN đạt tối thiểu 20% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 47% GDP đến năm 2025.

Theo đó, cần kiểm soát việc "đại chúng hóa" ở thị trường thứ cấp; phải phân biệt giữa trái phiếu DN phát hành bởi định chế tài chính và các loại trái phiếu khác, không ảnh hưởng đến tổ chức phát hành uy tín với kinh nghiệm lâu năm; tạo điều kiện cho DN hoạt động tốt có thể huy động vốn qua phát hành trái phiếu để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Phát triển thị trường trái phiếu DN niêm yết…

Thủ tướng cũng cho biết, vừa qua đã chỉ đạo Bộ Tài chính phân loại cụ thể để có biện pháp phù hợp: Trái phiếu có khả năng trả nợ; trái phiếu khó có khả năng trả nợ; trái phiếu không có khả năng trả nợ.

Thứ tám, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tích cực tham gia tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, góp phần phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thứ chín, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng phải rất chú trọng công tác truyền thông, nhất là thông điệp, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN luôn đồng hành cùng DN và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN vượt qua thách thức; bảo vệ người dân, DN làm đúng, xử lý người làm sai, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế-dân sự. Bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, DN và Nhà nước với tinh thần "Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Tạo điều kiện cho DN tập trung khắc phục khó khăn, có thời gian phục hồi, xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài.

Đẩy mạnh công bố công khai, minh bạch các thông tin, nhất là kịp thời tuyên truyền phổ biến, công bố các chính sách, quy định, giải pháp mới của Nhà nước để người dân, xã hội có thông tin chính xác, chính thống, qua đó góp phần ổn định tâm lý, ổn định thị trường. Xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, sai lệch, xuyên tạc, gây tác hại đến sự hoạt động lành mạnh, minh bạch của các thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.

Thứ mười, tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
DanQuyen.com (Theo nld.com.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)
    Chuyên gia: Cho nhập khẩu, chênh lệch giá vàng sẽ hạ nhiệt chỉ trong vòng một tuần (08-05-2024)
    Cổ phiếu trụ lên tiếng, VN-Index 'bật xanh', khối ngoại xả đột biến hơn 1.200 tỷ (08-05-2024)
    TIỀN LƯƠNG MỚI SẼ TĂNG BAO NHIÊU? (08-05-2024)
    Top 10 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay (08-05-2024)
    20 quốc gia nợ Trung Quốc nhiều nhất (07-05-2024)
    Ngỡ ngàng khi vàng bị…ế (07-05-2024)
    Giá vàng chiều nay (7-5): Tăng như 'vũ bão' (07-05-2024)
    Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào? (07-05-2024)
    VN-Index đang tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250 điểm (06-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC miệt mài tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới, quý kim tiếp tục được 'đẩy thuyền' (06-05-2024)
    Lý giải giá vé máy bay nội địa tăng cao (06-05-2024)
    Giá vàng thế giới gần đáy 1 tháng, vàng miếng trong nước đắt kỷ lục (04-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Kỳ vọng bức tranh xuất khẩu thủy sản sẽ 'sáng' hơn từ nửa cuối năm 2023 (15-07-2023)
    Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố vì gây thiệt hại hơn 50 tỉ trong vụ BV Sản Nhi Quảng Ninh (13-07-2023)
    Vì sao tài sản của tỷ phú Jack Ma thâm hụt tới một nửa? (12-07-2023)
    CEO Bamboo Airways bất ngờ rời 'ghế nóng' sau chưa đầy 2 tháng nhậm chức (11-07-2023)
    Mòn mỏi đợi nghị định mới về xăng dầu (11-07-2023)
    Chuyên gia Maybank dự báo xu hướng lãi suất cho vay giảm đáng kể từ cuối quý III/2023, 'gọi tên' 6 cổ phiếu (11-07-2023)
    Trong thế giới phân cực, tách rời của các ngân hàng trung ương (11-07-2023)
    Đầu tư Hải Phát (HPX): Người thân lãnh đạo giao dịch sau hơn 2 tháng mới báo cáo kết quả giao dịch (10-07-2023)
    Argentina khánh thành dự án đường ống dẫn khí đốt lớn nhất đất nước (10-07-2023)
    Cổ phiếu vừa bật tăng 25,8%, lãnh đạo Thế giới Di động (MWG) đã muốn bán 300.000 cổ phiếu (10-07-2023)
    Thép Pomina (POM) thỏa thuận xong phương án phát hành riêng lẻ với nhà đầu tư chiến lược (10-07-2023)
    Ai vẫn đang mua nhiên liệu hóa thạch hàng đầu của Nga? (09-07-2023)
    Triệu phú tự thân chỉ cách dễ nhất để kiếm tiền. Tại sao chưa ai làm? (09-07-2023)
    Mỹ có thể 'thoát' Trung về chip? (09-07-2023)
    Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam sắp tới sẽ ra sao? (09-07-2023)
    Những động lực chính thúc đẩy xu hướng phi USD hóa trên thế giới (09-07-2023)
    Xuất hiện áp lực tỷ giá tăng (07-07-2023)
    Việt Nam đề nghị đối tác FDI lớn thứ 2 hỗ trợ tiếp cận tài chính xanh (07-07-2023)
    VCB 'bốc đầu' về đỉnh cũ, khối ngoại bán ròng EIB gần 700 tỷ đồng (07-07-2023)
    Thấy gì từ bức tranh xuất khẩu 6 tháng? (07-07-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152990295.